Khi đã có hợp đồng thuê lại lao động thì cả hai bên thuê lại lao động và người lao động thuê lại đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nội dung cụ thể như thế nào, giupviecvietnam.vn sẽ chia sẻ đến bạn trong bài viết dưới đây. Luật Lao động có viết tại điều khoản sau:
Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
- Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
- Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
- Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
- Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
- Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
- Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
- Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý cần quan tâm khi bạn giao trẻ cho người giúp việc

Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
- Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
- Chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, sự điều hành hợp pháp và tuân thủ thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động.
- Được trả lương không thấp hơn tiền lương của những người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
- Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
- Thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
- Thỏa thuận để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Nguồn: Trích từ Bộ Luật Lao động
Đối với giúp việc thì không có hợp đồng thuê lại mà chỉ có hợp đồng lao động đi làm giữa các bên công ty, chủ nhà và người đi làm. Đến với Trung tâm giúp việc uy tín nhất tại Hà Nội hiện nay – trung tâm giúp việc Hồng Doan, các cô đi làm giúp việc đều có hợp đồng rõ ràng, cụ thể đảm bảo an toàn và lợi ích cho cả hai bên chủ nhà và người đi làm. Xem chi tiết tại https://giupviechongdoan.com/
Ngoài ra để biết thông tin về tuyển dụng lao động đi làm giúp việc xem tại đây. Với những thông tin đó, các bạn sẽ tìm được công việc phù hợp cho mình.